Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

10 mẹo nhỏ giúp nhà bạn trở lên rộng hơn

1. Loại bỏ những chi tiết rườm rà không cần thiết
Bạn sẽ cảm thấy thật thoải mái dễ chịu hơn khi nhà ít đồ đạc linh tinh, rườm rà

2. Lau rửa cửa sổ
Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu cửa sổ được lau sạch sẽ.

3. Sử dụng cửa trượt hoặc treo rèm cửa

 Bạn nên sử dụng các loại cửa trượt, hoặc treo rèm cửa. Đôi khi đó là cảm giác thông thoáng giúp nhà rộng hơn nhiều.

4. Và hãy dắp xếp tủ đồ thật cẩn thận gọn gàng

 Sắp xếp mọi thứ khoa học thể hiện bạn là người cẩn thận, kĩ tính, ưa sạch sẽ.

5. Sử dụng ánh sáng khóe léo cho ngôi nhà của bạn

Đó là điểm nhấn để nhìn, nhà sẽ rộng hơn do cảm giác được nhìn vào nhiều điểm, không gian có chiều sâu.

6. Trang trí đèn dây cho nhà thêm lộng lẫy

Giúp thắp sáng lối đi hoặc ở các cửa tủ quần áo, giá giày, tủ bếp cũng khiến bạn cảm thấy không gian như được nới rộng hơn.

7. Sử dụng gương giúp nhân đôi không gian


8. Rộng nhà nhờ sử dụng khéo léo màu sắc

9. Trang trí những đồ ngoại cỡ giúp căn phòng rông hơn

10. Treo rèm từ trần nhà xuống sàn nhà hoặc sử dụng cửa kính


Tin liên quan:



Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Những phương pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả

Sau đây là một số điều mà bạn nên tránh để phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả nhất:



1. Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây có tác dụng làm giảm nguy cơ gây ung thư các loại. Không nên chỉ ăn một loại rau hoặc trái cây nhất định nào đó. Nếu bữa ăn càng nhiều màu sắc khác nhau thì tác dụng phòng ngừa ung thư càng cao. Người nào hằng ngày đều có sử dụng các loại rau quả có màu xanh, đỏ, vàng thì người đó càng có cơ may giảm thiểu được nguy cơ ung thư. Nước ép trái cây tươi cũng có tác dụng tốt.


2. Không hút thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Chỉ riêng ở Đức, mỗi năm có đến 40.000 người chết vì căn bệnh này. Nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư phổi, chúng ta cần phải tạo dựng nên một môi trường không có khói thuốc lá. Những người đang hút thuốc lá nếu từ bỏ thói quen tai hại này ngay ngày hôm nay thì giảm được 80% nguy cơ ung thư phổi do thuốc lá trong 5 năm tới.


3. Giảm ăn thịt

Mỗi ngày không nên ăn quá 30 đến 90 g thịt. Chú ý giảm các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt dê. Cá là loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Cũng nên chú ý đến chất lượng thịt. Thịt càng ôi thiu thì khả năng gây bệnh càng lớn. Cách chế biến cũng rất quan trọng. Không nên sử dụng quá nhiều thịt nướng, thịt chiên rán quá nóng, quá chín.


4. Uống rượu ít lại

Những người uống nhiều rượu có nguy cơ mắc ung thư khoang miệng, ung thư hầu, ung thư thanh quản và ung thư thực quản. Các chuyên gia khuyên rằng mỗi ngày không nên uống quá 0,3 lít rượu vang (với phụ nữ là 0,2 lít) hoặc không quá 0,75 lít bia (với phụ nữ là 0,5 lít). Trong mỗi tuần, nên có hai ngày hoàn toàn không uống thức uống chứa cồn

NguồnNhững phương pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả

Tagtư vấn sức khỏe trực tuyến, tư vấn sức khỏe online





Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Xử trí say nắng, say nóng kịp thời trong hè này


Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong.



Say nắng (heat stroke): là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường >40 độ, thường kèm theo đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương cơ quan đích cùng với tổn thương thần kinh, và tình trạng bí mồ hôi (anhidrosis)

Say nóng: là bệnh lý nhiệt hay gặp nhất do suy chức năng kiểm soát nhiệt từ nhẹ tới vừa thường kèm theo tăng nhiệt độ không khí và/hoặc kèm theo gắng sức thể lực dẫn tới mất muối và nước. Có thể diễn biến thành sốc nhiệt

- Một số thuật ngữ khác
+ Đợt nóng (heat wave): hơn 3 ngày liên tiếp nhiệt độ không khí > 32,2 độ
+ Sang chấn nhiệt (heat stress): cảm giác khó chịu và căng thẳng tâm lý trong khi làm việc, sinh hoạt ở môI trường nóng
+ Tăng thân nhiệt khi nhiệt độ cơ thể vượt quá giới hạn của vùng hạ đồi thường kèm theo chức năng thảI nhiệt của cơ thể bị suy giảm.

1. Nguyên nhân của việc say nắng, say nóng
- Bệnh lý thực thể:
+ Toàn trạng chung: bệnh tim, bệnh da, bỏng rộng, mất nước nặng, rối loạn nộit tiết, rối loạn thần kinh, Mê sảng, Sốt

- Cử chỉ: Tập luyện và lao động trong môI trường nóng

- Ko có điều hoà hoặc thông khí

- Mặc quần áo không phù hợp ( quá dầy, bí, ko thấm nước)

- Thiếu sự thích nghi với khí hậu

- Không uống nước, môi trường nóng

- Dùng một số loại thuốc làm giảm tiết mồ hôi:
+ Chẹn beta, kháng cholinergic
+ Lợi tiểu, Ethanol, Kháng histamine

- Một số yếu tố nguy cơ:
+ Béo phì
+ Kiệt muối nước
+ Sống một mình
+ Tuổi quá cao hoặc quá nhỏ

2. Triệu chứng lâm sàng
- Tiền sử: Tăng thân nhiệt và hậu quả xảy ra sau khi phơi nhiễm với nhiệt trong đó cơ chế điều hoà nhiệt bị quá tải bởi môi trường nóng và giảm khả năng thải nhiệt

-Say nóng:
+ Triệu chứng thường ko điển hình, đôi khi kín đáo lúc khởi phát, những triệu chứng này giống nhiễm virus
+ Mệt mỏi, yếu cơ, suy nhược
+ Nôn và buôn nôn
+ Đau đầu và đau cơ
+ Hoa mắt
+ Đau cơ và chuột rút
+ Kích thích
+ Thường nhiệt độ > 37 độ, < 40 độ

- Say nắng
+ Có những triệu chứng của say nóng
+ Triệu chứng kinh điển là tăng thân nhiệt > 40 độ và suy chức năng thần kinh xảy ra đột ngột ở 80% các trường hợp.
+ Triệu chứng có thể kín đáo gồm giảm khả năng đánh giá, cử chỉ kỳ cục, ảo giác, thay đổi ý thức, lẫn lộn, mất định hướng và hôn mê, co giật
+ Bn có thể vã mồ hôi, mặc dù ko ra mồ hôi là triệu chứng kinh điển nhưng chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn

Khám thực thể:

- Say nóng
+ Yếu cơ, nôn, hạ huyết áp tư thế, vã mồ hôi (có hoặc không), nhịp tim nhanh, nhiệt độ > 41 độ, và có thể bình thường

- Say nắng
+ Cần chú ý ở bất kỳ bệnh nhân nào có tăng thân nhiệt, dấu hiệu TKTW và tiền sử tiếp xúc đều có thể có say nắng và cần điều trị ngay.
+ Các triệu chứng của say nóng có thể có trong say nắng.
+ Nhiệt độ thường quá 41 độ nhưng cũng có thể bt hoặc tăng nhẹ nếu đã hạ thân nhiệt trước khi tới viện
+ Bệnh nhân có thể có triệu chứng tuần hoàn như mạch nhanh, tăng thông khí, tăng HA, giảm cùng lượng tim, giảm HA tâm trương, giảm sức cản mạch hệ thống. Có thể có loạn nhịp nhanh đáp ứng với chuyển nhịp
+ Suy chức năng hệ TKTW như co giật, hôn mê, sảng, ảo giác, duỗi cứng, suy cn tiểu não, co hoặc giãn đồng tử
+ Rối loạn đông máu, xuất huyết kết mạc, ỉa ra máu, đái máu, và chảy máu não
+ Da ấm khô hoặc vã mồ hôi. Đổ mồ đầm đìa. Bí mồ hôi chỉ xuất hiện trong giai đoạn muộn và hay gặp ở say nắng thể kinh điển hơn.
+ Triệu chứng hô hấp như thở nhanh, kiềm máu, thở bù khi ARDS
+ Tiết niệu sinh dục gồm đái máu, thiểu niệu, vô niệu => suy thận cấp
+ Không giống như tăng thân nhiệt ác tính và hội chứng an thần kinh ác tính, say nắngko có cứng cơ. Có thể có chuột rút






Theo: Cachchuabenh.net

Tìm hiểu cách phá thai an toàn - Phần 3




1. Sau khi phá thai bằng thuốc:
  • Phần lớn bạn gái sẽ thấy ra máu như hành kinh trong vòng 10 ngày kể từ khi uống thuốc. Tuy nhiên, một số ít bạn gái có thể thấy ra máu nhẹ kéo dài hơn.
  • Một số bạn gái có thể bị sốt trong vài giờ, đôi khi kèm theo ớn lạnh. Mặc dù vậy, triệu chứng này không nguy hiểm và sẽ nhanh chóng qua đi.

2. Sau khi hút thai:
  • Nhân viên y tế sẽ kiểm tra mạch, huyết áp và tình trạng ra máu, sau đó bạn có thể ra về nếu sức khỏe ổn định.
  • Thông thường, bạn sẽ thấy ra máu giống một kỳ kinh bình thường và đau bụng do co cơ tử cung trong vài ngày đầu sau đó đau bụng sẽ giảm và ít ra máu hơn.

3. Sau khi phá thai bằng phương pháp nong và gắp:
  • Nhân viên y tế sẽ thường xuyên theo dõi sự hồi phục của bạn trong vòng 14 tiếng đồng hồ hoặc lâu hơn nếu cần thiết, sau đó bạn có thể ra về.
  • Thông thường, bạn sẽ thấy ra máu và đau bụng do co cơ tử cung trong vài ngày đầu. Nếu các dấu hiệu trên nặng lên thì bạn cần liên hệ với cơ sở y tế.
  • Dấu hiệu bất thường nào có thể xảy ra sau khi phá thai ?

Bạn nên quay lại cơ sở y tế để khám ngay nếu thấy một trong các dấu hiệu sau:
  • Đau bụng ngày càng tăng hơn.
  • Ra máu nhiều hoặc kéo dài trên một tuần và lượng máu không ít đi.
  • Sốt hoặc ớn lạnh.
  • Khí hư có mùi hôi.
  • Sau khi uống thuốc lần 2, bạn bị sốt từ 380C trở lên, kéo dài hơn 1 ngày (khi phá thai bằng thuốc).
  • Không ra máu trong vòng 24 tiếng sau khi uống thuốc lần 2 (khi phá thai bằng thuốc).



Theo: Cachchuabenh.net

Tìm hiểu cách phá thai an toàn - Phần 2


Phá thai an toàn sẽ hạn chế được tối đa các tai biến và biến chứng.


Phá thai an toàn bằng phương pháp nong và gắp:

  • Bạn sẽ được ngậm viên thuốc vào bên trong má (giữa má và lợi) để làm mềm cổ tử cung và đợi vài giờ để thuốc có tác dụng.
  • Bạn có thể thấy ra máu và đau bụng sau khi ngậm thuốc.
  • Sau 4 tiếng, bạn sẽ được đưa vào phòng thủ thuật và được dùng thuốc giảm đau.
  • Nhân viên y tế sẽ nong cổ tử cung, dùng dụng cụ để hút và gắp thai ra.
  • Bạn sẽ tỉnh táo trong lúc làm thủ thuật và cảm thấy đau do tử cung co lại. Thông thường, sẽ có nhân viên y tế đứng nói chuyện, vỗ về và động viên bạn trong khi làm thủ thuật. Hãy cố gắng thả lỏng cơ thể và nói chuyện, bạn có thể thấy bớt đau hơn.
  • Thông thường, quá trình phá thai sẽ hoàn tất trong khoảng 10 -15 phút. Sau đó, bạn sẽ được đưa về nghỉ tại phòng sau thủ thuật.

Bạn cần phải làm gì sau khi phá thai ?

  • Uống các thuốc theo đơn và chỉ dẫn của nhân viên y tế.
  • Vệ sinh, tắm rửa bình thường.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên như kỳ kinh bình thường cho đến khi hết ra máu.
  • Không thụt rửa sâu trong âm đạo (không đưa tay hay đồ vật vào sâu trong âm đạo để vệ sinh).
  • Không cần phải kiêng bất kỳ loại thức ăn nào mà nên ăn bổ sung những thức ăn nhiều chất sắt và bổ dưỡng như thịt bò, thịt nạc, trứng, sữa và các loại rau xanh.
  • Tránh lao động nặng (gánh/ vác nặng) trong vài tuần đầu tiên sau khi phá thai.
  • Đến cơ sở y tế để khám lại trong vòng 2 tuần sau khi phá thai.
  • Nếu có quan hệ tình dục, hãy sử dụng biện pháp tránh thai theo hướng dẫn của nhân viên y tế để tránh thai (sau khi phá thai 10-14 ngày bạn sẽ có khả năng có thai nếu quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai).


Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Tạo không gian đẹp cho nhà kiệm diện tích

1. Tạo sự kết hợp 2 trong 1
Kêt hợp chức năng của 2 phòng cho một căn phòng, bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi 1 căn phòng mà có tới 2 chức năng đây là một giải pháp cho nhà có diện tích nhỏ hẹp.



2. Phòng nghỉ
Một căn phòng nghỉ thoáng mát giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái nhất để bạn luôn cảm thấy muốn về căn nhà của mình.



3. Phòng nhỏ cho con trẻ

Việc bài trí đồ đạc của con trẻ trong phòng kiệm diện tích là rất quan trọng và bạn hãy ưu tiên khoảng không gian trong phòng cho việc vui chơi của trẻ. Những nội thất khác như kệ sách, giường, cũi... bạn nên bài trí gọn gàng vào một góc trong phòng giúp thế giới riêng tư của bạn thêm dễ chịu hơn.


4. Không gian nhà bếp
Với nhà bếp thì ngoài việc bạn cần sắp xếp đồ đạc gọn gàng, bạn hãy chọn giấy dán tường với chủ đề hoa cỏ thiên nhiên để căn bếp nhà bạn thêm bừng sáng.


5. Phòng tắm

6. Tạo không gian xanh cho ban công nhỏ hẹp
Với không gian xanh của ban công nó sẽ giúp bạn luôn cảm thấy vui vẻ khi sống trong nhà.


Tin liên quan:

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Sau khi sinh có nên thực hiện chế độ kiêng khem?


1. Cách vệ sinh bộ phận sinh dục sau sinh

Tại sao phải vệ sinh bộ phận sinh dục?
Sau khi sinh, tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Sản dịch thực chất là màng rau, đồng thời cũng là những dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra. Bản chất của phức hợp này protein, được phân huỷ và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục của người phụ nữ phát triển.

Bên cạnh đó, cơ quan sinh dục nữ luôn luôn có vi khuẩn ẩn nấp. Với những lý do đó, vệ sinh sau sinh hết sức quan trọng và cần thiết cho sản phụ.

Vệ sinh thế nào cho đúng?
Sản phụ nên vệ sinh một ngày ít nhất là 3 lần là sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ, nếu sản dịch ra nhiều nên vệ sinh nhiều lần hơn. Các phương tiện vệ sinh phải sạch, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước sôi để nguội hoặc nước ấm.

Không nhất thiết phải dùng dung dịch sát khuẩn nhưng nước vệ sinh phải là nước sạch. Không nên dùng nước muối loãng để vệ sinh vì tinh thể muối sẽ hút nước và làm vùng sinh dục ngoài của người phụ nữ luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển. 

2. Có được xem ti vi sau sinh không?
Thông thường sau sinh cơ thể mệt mỏi, sản phụ nên nghỉ ngơi. Nhưng sau khi sinh vài hôm, nếu thích xem tivi, có thể xem ti vi với điều kiện trong phòng đủ ánh sáng và yên tĩnh, tránh ồn ào. Việc nhét bông vào tai cũng là để giảm tiếng ồn và tránh gió lạnh. Không nhất thiết bắt mẹ phải nằm cho con bú. Có thể ngồi cho bú, khi cho con bú nên bế với tư thế dựa vào tường, có gối dựa sau lưng.

3. Việc tắm gội sau sinh

Sinh nở là một công việc nặng nhọc khiến người phụ nữ phải gắng sức và mất rất nhiều năng lượng. Sau cuộc đẻ, cơ thể người mẹ ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Vào mùa hè trời nóng, mồ hôi ra nhiều, để lâu không tắm, cơ thể càng bẩn, càng dễ nhiễm khuẩn. Thông thường 3 hoặc 4 ngày sau sinh là có thể tắm, không nên để một tháng. 

Tắm nhanh là thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa.

Tắm "dội" nghĩa là dùng vòi hoa sen hoặc dùng gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới, không nên tắm trong bồn tắm hay trong chậu.

Ngoài ra cần phải tắm ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, nên tắm nước ấm, kể cả mùa hè hay mùa đông, khi tắm xong phải lau khô nhanh. Gội đầu cũng thế, không nên kiêng gội đầu đến một tháng, song phải gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.




Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Tổng đài tư vấn sức khỏe 1900.8909