Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Những dấu hiệu cho thấy bạn bị ngộ độc thức ăn

Mùa hè đến càng làm cho bạn dễ có khả năng bị ngộ độc thức ăn hơn, triệu chứng cho thấy bạn bị ngộ độc thức ăn là: cơ thể nhức mỏi, mê sảng, co giật… thậm chí là tử vong nếu bạn không được sơ cứu và chữa trị kịp thời.




1. Dấu hiệu bạn bị ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn không ngoại trừ bất kỳ ai cả, bởi khi bạn ăn phải thức ăn có độc bạn đã có nguy cơ bị ngộ độc thức ăn. Ngộ độc thức ăn thường xảy ra sau khi ăn khoảng 30 phút, cũng có khi sau từ 2 – 3 giờ, nhiều trường hợp ngộ độc thức ăn có thể xảy ra vài ngày sau đó.

Ngộ độc thức ăn xảy ra khi con người ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố vi khuẩn hoặc cũng có thể là do trong thức ăn có chứa các chất mang tính độc hại đối với người ăn.

Khi bị ngộ độc thức ăn, dấu hiệu đầu tiên bạn có thể gặp là bị tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng, còn gọi là đi tiêu chảy lỏng hàng loạt. Ngoài triệu chứng đi lỏng, người bị ngộ độc thức ăn thường có những triệu chứng kèm theo như nôn, đau bụng, có sốt hoặc không sốt, đau đầu… Ngoài ra, còn có thể có các triệu chứng thần kinh và toàn thân như nhức mỏi cơ thể, mê sảng, co giật…

2. Cách xử lý khi bạn bị ngộ độc thức ăn

Khi phát hiện ra các trường hợp ngộ độc thức ăn còn ở giai đoạn nhẹ với các biểu hiện như bị tiêu chảy lỏng, bạn có thể sơ cứu cho bệnh nhân bằng những cách sau:

Khi phát hiện ngộ độc thức ăn xảy ra hàng loạt, lúc này bạn cần giữ nguyên hiện trường có liên quan đến người bệnh bị ngộ độc. Các loại thức ăn thừa còn lại sau khi ăn chưa xong, các chất nôn, phân thải… cần có dụng cụ chứa đựng, bảo quản, không được vứt bỏ đi trước khi cán bộ y tế đến kiểm tra, lấy mẫu để giúp cho việc chẩn đoán xác định bệnh và tìm nguyên nhân gây ngộ độc một cách rõ ràng, cụ thể.

Tìm cách cho bệnh nhân nôn hết ra những thức ăn có độc bằng cách kích thích cổ họng. Việc này được xem là quan trọng, nhất là đối với các trường hợp bị ngộ độc các chất hóa học.

Trường hợp người bệnh đi tiêu chảy nhiều, bạn cần phải cho người bị ngộ độc uống nhiều nước. Cho uống dung dịch oresol nếu có theo hướng dẫn hoặc pha 1 thìa muối với 8 thìa đường trong 1 lít nước sạch đun sôi để nguội và cho uống, không được để bệnh nhân nôn nhiều, đi tiêu chảy nhiều. Nếu bệnh nhân bị mất nước và muối quá nhiều có thể dẫn đến tử vong.

Nếu khi phát hiện ra ngộ độc, bạn cần thông báo sớm tới cơ sở y tế nơi gần nhất biết để có biện pháp xử trí kịp thời khi có vụ ngộ độc thức ăn xảy ra.

3. Phòng tránh ngộ độc thức ăn hiệu quả


Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Trang trí bếp xinh, thanh mát cho hè sảng khoái

Chỉ cần một chút công sức, một chút sáng tạo, một chút khéo léo là bạn có thể trí bếp xinh, thanh mát cho hè sảng khoái với một căn bếp tuyệt vời theo đúng ý mình.

Những đứa con thích thú với không gian bếp đầy màu sắc



Cửa sổ kính, rèm cửa trắng cho ánh nắng ban mai chiếu rọi mỗi buổi sáng, những chiếc gối rực rỡ như một vườn hoa đa sắc, rèm ghế, bàn màu trắng thanh nhã cùng với lọ hoa bắt mắt…



Sử dụng tủ màu xanh dịu mát này làm tông màu chính, hợp với không gian bếp mùa hè, lại khiến cho căn bếp tươi trẻ, tràn đầy sức sống hơn.










Tin liên quan:




Tìm hiểu cách phá thai an toàn - Phần 1


Phá thai an toàn sẽ hạn chế được tối đa các tai biến và biến chứng. Phá thai an toàn là phương pháp chấm dứt thai nghén do người cung cấp dịch vụ được đào tạo, có kỹ năng tốt thực hiện tại cơ sở y tế đạt chuẩn với đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ trong môi trường vệ sinh đảm bảo


Dưới đây là một số phương pháp phá thai an toàn mà bạn có thể tham khảo.

1. Phá thai 3 tháng đầu:

Là các phương pháp chấm dứt thai nghén đối với thai từ 6 tuần đến hết 12 tuần, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. Có hai lựa chọn:

* Hút thai:

  • Là một thủ thuật sử dụng dụng cụ hút chân không để chấm dứt thai nghén.
  • Được thực hiện đối với thai từ 6 tuần đến hết 12 tuần, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
  • Thai trong buồng tử cung được hút ra ngoài qua ống hút vào một bơm hút.
  • Có hiệu quả chấm dứt thai nghén đến 98%.

* Phá thai bằng thuốc:

  • Là phương pháp dùng phối hợp hai loại thuốc là Mifepristone và Misoprotol để chấm dứt thai nghén.
  • Chỉ được thực hiện đối với thai 7 tuần trở xuống, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
  • Thuốc phá thai sẽ làm cho thai ngừng phát triển và gây co bóp dạ con để đẩy thai ra ngoài như bị sẩy thai.
  • Có hiệu quả chấm dứt thai nghén tới 96 98%.


Lưu ý: Theo quy định của Bộ Y tế, phương pháp phá thai bằng thuốc phải do bác sĩ đã được đào tạo thực hiện và chỉ được thực hiện ở tuyến tỉnh. Bạn KHÔNG ĐƯỢC tự ý mua thuốc và sử dụng.

2. Phá thai ba tháng giữa bằng phương pháp nong và gắp:

Đây là phương pháp phá thai dùng cả thuốc và dụng cụ để chấm dứt thai nghén.

Được thực hiện đối với thai từ 13 tuần đến 18 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.

Phương pháp này chỉ an toàn khi người cung cấp dịch vụ là các cán bộ y tế đã được đào tạo và có đủ kỹ năng thực hiện thủ thuật tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện. Tuy nhiên, bạn có nguy cơ gặp tai biến trong quá trình phá thai cao hơn khi phá thai ba tháng đầu.

Bạn sẽ làm gì trước khi phá thai ?

Nhân viên y tế khám để kiểm tra sức khỏe của bạn và tình trạng thai nghén.

Nhân viên y tế sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về sức khỏe và hoàn cảnh riêng của bạn, giúp bạn cân nhắc quyết định phá thai và chọn phương pháp phá thai phù hợp. Sau đó, nhân viên y tế sẽ giải thích về quá trình phá thai và tư vấn cách chăm sóc sau phá thai cũng như sử dụng biện pháp tránh thai sau phá thai. Nếu bạn có bất kỳ điều gì còn e ngại hay thắc mắc thì đây là lúc tốt nhất để bạn chia sẻ và hỏi cán bộ y tế.

Nhân viên y tế sẽ giải thích về các phương pháp giảm đau mà bạn sẽ được sử dụng.

Bạn có thể phải làm một số xét nghiệm, siêu âm, tuỳ theo quy định của cơ sở y tế.






Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Những chất cần thiết để bổ sung khi mang bầu


Khi mang thai, ngoài 3 loại vitamin và khoáng chất cần thiết phải bổ sung trong quá trình mang thai là acid folic (vitamin B9), sắt và iốt thì thai phụ còn cần phải bổ sung thêm nhiều chất khác để có thể sinh ra những em bé khỏe mạnh và thông minh.

Những chất cần thiết để bổ sung khi mang bầu


Dưới đây là một số chất cần thiết để bổ sung khi mang bầu:

Sắt

Thông thường, lượng sắt cần cho cơ thể thai phụ khoảng 30-60 mg một ngày, gấp đôi lượng sắt lúc bình thường.Thiếu sắt tăng nguy cơ sinh non, băng huyết, nhiễm trùng phụ sản ở phụ nữ mang thai.

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt (thịt bò, thịt lợn, huyết lợn, gà, vịt, cá thu, cá ngừ, trái khô, đậu, trứng, rau xanh...), các bà mẹ khi mang thai cần bổ sung 600 miligam sắt nguyên tố hằng ngày để đảm bảo lượng sắt cần thiết.

I-ốt

Thiếu i-ốt, thai nhi có thể bị bướu cổ, thiểu năng hoặc suy giảm thể chất. Với sự xuất hiện của nhiều loại muối i-ốt hiện nay thì tình trạng thiếu i-ốt đã giảm đi. Tuy nhiên, ở một số nơi lại có tình trạng bị thừa i-ôt.

Acid folic - hay còn gọi là vitamin B9

Nếu thiếu acid folic trong khi mang thai, người mẹ có thể bị thiếu máu hồng cầu, dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và đứa trẻ sinh ra có thể khuyết tật.

Sự thiếu hụt vitamin B6, B12 và acid folic sẽ ảnh hưởng đến chức năng của enzym homocysteine dẫn đến dị tật thai nhi, khuyết tật hệ thần kinh và tràn dịch màng não. Khi mang thai, mẹ bầu cần đồng thời bổ sung 3 nhóm chất này theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Acid folic có nhiều trong các loại thực phẩm như: gan động vật, cà chua, các loại rau lá màu xanh thẫm: rau muống, mồng tơi, rau ngót, rau súp lơ xanh...

Thừa i-ốt cũng có thể gây bướu cổ và suy giảm chức năng não, trí tuệ, trí nhớ. Vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu cần phải chú í tới việc bổ sung lượng i-ốt sao cho vừa đủ.

Protein

Khi mới mang bầu, do bị nghén nên nhiều phụ nữ thường không ăn được gì khiến cơ thể bị thiếu chất. Sự thiếu hụt protein sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi. Thể trọng não của thai nhi có thể nhẹ, ít số lượng tế bào não gây giảm trí thông minh. Tuy nhiên, nếu thừa protein, đặc biệt là protein động vật sẽ dẫn đến sự tiêu thụ quá mức các acid amin, đẩy nhanh việc mất canxi và dẫn đến loãng xương.

Lời khuyên của bác sĩ đó chính là mẹ bầu có thể ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin C và B6. Những vitamin này sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn thực phẩm, mẹ bầu hãy chú ý lượng protein nạp vào cơ thể để tránh gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của em bé.

Chất béo

Chất béo, đặc biệt là các acid không no có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các tế bào não. Nếu thiếu chất béo có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Tuy nhiên, sự thừa chất béo cũng sẽ gây ra những tác hại gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Vì vậy, mẹ bầu khi bổ sung chất béo cần phải có những lưu ý cho phù hợp, tránh sự thừa hoặc thiếu không cần thiết.

Carbohydrates

Carbohydrates có nhiệm vụ chính là cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng chất này quá nhiều có thể gây đục thủy tinh thể hoặc làm ảnh hưởng đến thị giác của trẻ. Trẻ sinh ra có thể bị mù bẩm sinh hoặc bị bệnh tim và một vài dị tật khác. Bởi vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều mì ống trong thời kỳ mang thai.


Vitamin E

Thiếu vitamin E, thai phụ có thể bị sẩy thai, sinh non hoặc trẻ sinh ra không có não hoặc bị dị tật bẩm sinh. Ngược lại, sự thừa vitamin E có thể dẫn đến hiện tượng cao huyết áp, đau đầu, chóng mặt.

Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng cũng là những chất cần bổ sung khi mang thai:

- Thiếu canxi sẽ tác động đến sự phát triển xương của thai nhi. Ngược lại, thừa canxi lại có thể gây vôi hóa nhau thai, vôi hóa đốt xương khiến trẻ chậm phát triển chiều cao.

- Thiếu magie sẽ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, cằm ngắn, lưỡi nhỏ, thoát vị cơ hoàng, tràn dịch màng phổi. Khi mang bầu, có rất nhiều phụ nữ hầu như chỉ chú ý tới việc bổ sung canxi mà bỏ qua việc bổ sung magie

- Phụ nữ mang thai nếu bị thiếu kẽm sẽ bị mất cảm giác ngon miệng, gây giảm lượng thức ăn vào cơ thể. Điều này cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào thai nhi gây rối loạn, chậm tăng trưởng trí tuệ hoặc thiếu hụt lượng nước ối, giảm chức năng miễn dịch.

Việc bổ sung kẽm cho cơ thể cần phải có những chú ý vì thừa lượng kẽm cũng sẽ ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi như cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy…


Vitamin A

Thiếu vitamin A có thể gây ra những dị tật về mắt, tim và phổi. Nếu thiếu hụt nghiêm trọng vitamon A thì sẽ dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu. Ngược lại, thừa vitamin A lại có thể gây ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng không tốt đến xương và gây dị tật đường tiết niệu của thai nhi.


Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Tổng đài tư vấn sức khỏe 1900.8909