Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Chăm sóc hàm răng sữa

Từ khóa: Thiết kế website, thiet ke websitethiết kế website nha khoanha khoa



Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ cần được bắt đầu từ lúc lọt lòng và kéo dài suốt cuộc đời. Hằng ngày cha mẹ hãy dùng khăn coTSn mềm quấn quanh ngón tay trỏ nhúng nước sạch lau lợi và lưỡi của trẻ ít nhất một lần, mục đích của việc làm này là để loại bỏ bớt vi khuẩn bám trên lợi.

Có 20 răng sữa, mỗi hàm 10 răng, được chia làm 3 nhóm: các răng cửa, các răng nanh, các răng hàm.
Quá trình hình thành mầm răng và mọc răng:
Quá trình canxi hóa răng sữa bắt đầu từ tháng thứ 4 của thời kỳ bào thai, tới cuối tháng thứ 6 thì tất cả 20 răng sữa đã bắt đầu canxi hóa. Răng số 6 vĩnh viễn bắt đầu được hình thành và canxi hóa từ lúc trẻ lọt lòng, tới 2 tuổi rưỡi thì tất cả các mầm răng vĩnh viễn đã được hình thành và bắt đầu canxi hóa.
Tuổi mọc răng sữa tùy từng trẻ, có trẻ 4 tháng đã bắt đầu mọc răng cửa dưới nhưng có trẻ 15 tháng mới bắt đầu mọc răng.
Sự hình thành và tiêu chân răng sữa: Sau khi răng sữa mọc lên, chân của nó sẽ cần một năm để hình thành hoàn chỉnh và giữ nguyên kích thước trong ba năm, sau đó chân răng bắt đầu tiêu từ chóp do túi răng vĩnh viễn đẩy ra, vị trí đẩy lên của các túi răng vĩnh viễn khác nhau với từng răng, răng cửa thì tiến ra từ phía trong (do đó khi mọc lẫy thì chúng ta sẽ thấy răng cửa lẫy nhú lên ở phía trong), răng nanh thì túi răng vĩnh viễn tiến ra từ phía ngoài chân răng nanh sữa nên nếu mọc lẫy sẽ thấy răng nanh vĩnh viễn chồi ra ngoài, túi răng hàm vĩnh viễn mọc ra từ khoảng giữa các chân răng hàm sữa.
Tầm quan trọng của răng sữa: Một người thọ 70 tuổi có 6% thời gian nhai trong cuộc đời sử dụng răng sữa và sau đó răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên răng sữa vẫn có vai trò quan trọng. Răng sữa giúp trẻ ăn nhai, nói, cười, răng sữa có tác dụng định vị trí và giữ khoảng cách để răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ, bảo đảm khớp cắn đúng của răng vĩnh viễn.
Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ cần được bắt đầu từ lúc lọt lòng và kéo dài suốt cuộc đời. Hằng ngày cha mẹ hãy dùng khăn coTSn mềm quấn quanh ngón tay trỏ nhúng nước sạch lau lợi và lưỡi của trẻ ít nhất một lần, mục đích của việc làm này là để loại bỏ bớt vi khuẩn bám trên lợi. Chúng ta không biết chính xác thời điểm mọc răng của từng đứa trẻ, nếu răng mọc lên trên vùng lợi bẩn thì rất dễ bị viêm vùng lợi quanh răng mọc.

Hiện nay các nhà khoa học đều nhất trí rằng, sâu răng chủ yếu là do thức ăn đường bột bám dính trên mặt răng bị vi khuẩn lên men tạo ra axít phá hủy men răng, bởi vậy việc phòng sâu răng phải bắt đầu từ chế độ ăn và vệ sinh răng. Sau khi răng sữa đã mọc đủ, cha mẹ có thể bắt đầu dùng bàn chải nhỏ, lông mềm để chải răng cho trẻ, chải cả mặt ngoài và mặt trong của răng, chải 1 đến 2 lần/ngày. Thời điểm chải răng tốt nhất là trước khi ngủ đêm, vì trong lúc ngủ nếu có thức ăn bám trên mặt răng rất dễ bị sâu răng.
Sau 2 tháng sử dụng hoặc sau khi trẻ ốm phải thay bàn chải. Trẻ dưới 2 tuổi chưa cần dùng thuốc đánh răng. Với những trẻ không thích chải răng, cha mẹ nên mua nhiều bàn chải các màu khác nhau, có hình ngộ nghĩnh để trẻ chọn và sử dụng. Trẻ trên 3 tuổi có thể tự chải răng tuy nhiên trẻ ở tuổi này chải răng không sạch, cha mẹ nên kiểm tra và chải lại cho trẻ.
Chế độ ăn: Trẻ cần được cung cấp đủ chất để tránh suy dinh dưỡng và còi xương, một đứa trẻ còi xương thì các xương mặt và răng cũng kém phát triển. Khi trẻ đi ngủ không cho trẻ ngậm bình sữa, trước khi ngủ phải làm sạch răng cho trẻ, hạn chế ăn vặt, nếu ăn vặt nên cho trẻ ăn những thức ăn ít bột đường như rau quả.
Sử dụng fluoride: Một lượng nhỏ fluoride giúp men răng của trẻ cứng hơn, chống lại sự phá hủy của môi trường axit trong miệng và vi khuẩn, tuy nhiên dùng quá nhiều fluoride làm cho mầm răng vĩnh viễn bị nhiễm fluoride quá mức, làm men răng có vết trắng đục và ố vàng. Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, nước máy đã được fluoride hóa với tỷ lệ thích hợp để phòng sâu răng.
Ở Việt Nam, các loại thuốc đánh răng đều có fluoride, tuy nhiên thuốc đánh răng chỉ dùng cho trẻ trên 2 tuổi và chỉ dùng một lượng nhỏ vì trẻ 2 đến 3 tuổi chưa biết nhổ ra mà thường nuốt vào nên lượng fluoride hấp thu nhiều hơn trẻ lớn. Trẻ đi mẫu giáo sẽ được súc miệng nước có fluoride.
Chế độ khám răng: Trẻ cần được đi khám răng từ lúc 1 tuổi, 3 tháng/lần để phát hiện sớm các răng sâu và chữa kịp thời, không được dọa trẻ làm trẻ sợ bác sĩ. Các răng sữa bị sâu cần được điều trị để trẻ có thể nhai tốt cho tới khi răng đến tuổi thay, đặc biệt là răng sữa số 5, nếu răng sữa số 5 bị nhổ sớm thì răng vĩnh viễn số 6 ở phía sau sẽ xô ra trước, khi răng vĩnh viễn số 5 mọc lên sẽ không có đủ chỗ, trong trường hợp bắt buộc phải nhổ răng sữa số 5 sớm thì cần đặt dụng cụ nắn chỉnh răng để tạo đủ khoảng trống cho răng vĩnh viễn số 5 mọc lên.

Chuyển tiếp từ răng sữa sang răng vĩnh viễn (hàm răng hỗn hợp sữa và vĩnh viễn): Trẻ mọc răng vĩnh viễn số 6 lúc 6 tuổi, sau đó các răng sữa lần lượt được thay, bắt đầu từ răng cửa giữa hàm dưới, răng cuối cùng được thay là răng số 5, khoảng 12 tuổi.
Theo Sức khỏe & đời sống


Công ty cổ phần truyền thông trực tuyến infopower
Đ/C: 631 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 09888.44.816 – Mr. Quân
 
Bài viết liên quan:


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Tổng đài tư vấn sức khỏe 1900.8909