Một vài bí quyết giúp bạn xử lý nhanh các sự cố máy in, lỗi máy in thường gặp.
1. Máy không in
Nếu khi ấn nút bắt đầu in mà máy in không in tài liệu như mọi khi, bạn hãy kiểm tra các kết nối cáp máy in bởi đây là sự cố phổ biến nhất. Sau đó hãy kiểm tra kết nối lại USB và mạng máy tính, các trình điều khiển máy in phải được cài đặt đúng trên máy tính mà bạn đang in. Đôi lúc trình Driver phần in ấn có thể bị lỗi và bạn phải tiến hành cài đặt lại.
Nếu phải cài đặt lại trình điều khiển, bạn hãy sử dụng đĩa kèm theo máy in (thường có khi mua) hoặc tải về từ trình website của nhà sản xuất. Các nhà sản xuất máy in đều có web riêng có các phần mềm tương thích với máy để người dùng có thể tải về khi cần thiết, và có thể bạn cũng nên thường xuyên nâng cấp phần mềm của mình bởi có thể khi máy tính của bạn chạy hệ điều hành Windows 8, các bản cũ phải được nâng cấp để đảm bảo sự tương thích.
Để kiểm tra trình điều khiển của máy tính nếu bạn không chắc chắc, bạn có thể xem trong Control Panel. Tùy thuộc vào các phiên bản Windows, mục in ấn thường là Printers hoặc Printers and Devices. Bạn nhấp chuột phải và vào Printing Preferences để thiết lập trình điều khiển cho mình.
2. In quá chậm
Không phải tất cả các máy in đều có tốc độ in như nhau. Máy in laser nhìn chung nhanh hơn nhiều so với máy in phun, và sau khi in phun, bạn phải chờ đợi một lúc để mực phun được khô đều trên giấy vừa in. Tuy nhiên, cũng có một số thủ thuật nhỏ giúp bạn có thể rút ngắn được thời gian in ấn tài liệu của mình.
Khi in ấn các văn bản trong buổi thảo luận (hoặc thông thường) mang tính chất để đọc nội dụng, bạn có thể tiến hành nhanh hơn bằng cách chọn lại độ phân giải ở mức vừa mắt xem, không cần phải quá cầu kỳ về mặt hiển thị chữ quá rõ nét.
Nếu máy in hỗ trợ in 2 mặt, bạn có thể sẽ tiết kiệm được nhiều giấy. Song việc thực hiện lật giấy lại trong máy in không hề đơn giản và mất rất nhiều thời gian. Do đó, khi việc in tài liệu ưu tiên cho thời gian, bạn nên chọn chế độ Simplex (một mặt) thay vì Duplex (hai mặt) để thời gian ít được nhanh hơn.
Một vấn đề liên quan đến trình điều khiển của máy in là các máy in cao lấp laser và một số máy in phun có hỗ trợ PostScript, PCL hoặc driver riêng của nhà sản xuất. PostScript hỗ trợ việc in ấn tạo ra chất lượng cao nhất, đặc biệt là các bản in chứa cả văn bản lẫn hình ảnh đồ họa nhưng ngược lại, PostScript tốn rất nhiều thời gian của tiến trình. Bạn có thể tăng tốc in ấn bằng việc sử dụng các trình điều khiển khác nhưng vẫn có thể sử dụng PostScript khi có bản in có hình ảnh chất lượng cao.
Thông thường, tốc độ in ấn có sự khác biệt giữa các phương thức kết nối USB, Ethernet, Wi-Fi do thời gian chuyển tập tin tới máy in có một phần yêu cầu của máy cần xử lý tập tin. Theo đánh giá chung, kết nối Wi-Fi là chậm nhất so với các phương thức khác và người dùng chỉ còn cách để máy in gần bộ đinh tuyến để tăng tốc độ hoặc sử dụng phương thức khác.
3. Lỗi kẹt giấy
Kẹt giấy là tình trạng thường xuyên ở máy in và một số mô hình máy mới sẽ gửi thông báo lỗi chi tiết. Nhiều máy in chỉ cung cấp cảnh báo lỗi chung chẳng hạn như ánh sáng màu xanh hoặc đỏ mà không có tiếng bíp khiến người sử dụng không hiểu vấn đề gì đang xảy ra. Tuy nhiên, may mắn là lỗi kẹt giấy trên máy in dễ xử lý hơn trên máy Photocopy đứng (bởi đường dẫn giấy ngắn hơn). Bạn chỉ cần sắp xếp lại khay giấy hoặc làm theo chỉ dẫn chỉ tự báo trên máy in là thiết bị sẽ hoạt động bình thường.
4. Lỗi khay giấy
Lỗi này gần giống như tình trạng bị kẹt giấy. Bạn đã sắp xếp lại giấy in trong khay nhưng vẫn nhận được cảnh báo. Lúc này, bạn cần xem lại lượng giấy in trong khay xem có nhiều quá không, bỏ những tờ giấy bị nhăn hoặc dính, để trong khay chỉ với số lượng vừa đủ và sắp xếp lại sao cho vị trí giấy chính xác với khay. Cũng có thể bạn sẽ nhận được báo lỗi giấy trong khay quá ít, do đó cần phải xem xét kỹ lượng giấy trong khay, không nên để quá nhiều hoặc quá ít.
Nếu là máy in có nhiều khay, có thể là các khay phụ được dự trữ để phòng khay chính gặp sự cố, bạn hãy thiết lập lại trình điều khiển để đảm bảo các khay giấy đều đúng kích cỡ.
5. Hết mực nhanh
Trong in ấn, vấn đề liên quan đến mực in luôn khiến người dùng phải băn khoăn bởi chi phí cao cũng như việc sử dụng trong in ấn tốn rất nhiều mực. Để hạn chế việc tiêu tốn mực in, bạn có thể thiết lập từ trình điều khiển in ấn. Một số máy in hiện đại cũng có những chế độ riêng giúp bạn tiết kiệm được mực in. Hơn nữa, bạn nên xem xét tài liệu của mình phục vụ cho mục đích gì để chọn lượng mực vừa đủ.
Các máy in thường thông báo mực của bạn ở mức thấp và bạn lập tức đi thay hộp mực mới. Tuy nhiên, độ chính xác này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất. Trong một số trường hợp, những lời cảnh bảo thường xuất hiện nhưng thực tế hộp mực của bạn vẫn còn in được thêm nhiều tài liệu nữa. Để sử dụng tối đa mực, điều đơn giản là bạn hãy mua sẵn, hoặc dự phòng mực in cho mình và hãy dùng hết toàn bộ mực của hộp cũ rồi mới thay hộp mới.
6. Sai mực in
Một số người dùng tiết kiệm sử dụng mực in của nhà sản xuất bên thứ ba thay vì mực in của nhà sản xuất chính hãng. Mặc dù cố giá thành rẻ hơn nhưng đôi khi có thể sẽ ảnh hưởng tới chất lượng in ấn. Một số trường hợp có thể xảy ra là màu sắc bị trộn vào nhau, vòi phun bị tắc…
Một số trường hợp khác như bạn để mua mực dự trữ về nhưng lại để quá lâu mà không sử dụng khiến bụi có thể ngưng lại làm tắc nghẽn đầu phun. Hộp mực thường có hạn sử dụng nhất định do đó bạn phải kiểm tra kỹ trước khi mua về sử dụng.
7. Chất lượng chữ in ra thấp
Nếu chất lượng văn bản ra từ máy in phun rất thấp, các chữ bị mờ hoặc có chỗ lại quá đậm, bạn hãy kiểm tra lại đầu phun mực và sắp xếp lại các đầu in. Trong mục Maintenance hoặc Setup Menu của máy in sẽ cho bạn thấy chỉ dẫn để thực hiện điều này.
Đối với máy in laser, nếu khi in ra xuất hiện những đốm mờ nhạt, vệt hoặc các sọc mờ thì có thể là mực của bạn đang không đều. Bạn hay tháo hộp mực ra và lắc nhẹ nhàng đều lượng mực trong hộp được đều.
8. Hình ảnh bị sai màu
Hình ảnh cũng như văn bản và đồ họa có chất lượng khác nhau đáng kể giữa các máy in, chẳng hạn giữa máy in phun và laser. Nếu như bức hình của bạn có màu sắc quá khác biệt so với trước kia, bạn hãy kiểm tra lại những thiết lập trên máy và loại giấy sử dụng là phù hợp. Nếu bạn sử dụng giấy của bên thứ ba thì có thể chất lượng in cũng sẽ không được như giấy của nhà sản xuất, điều này phụ thuộc vào chất lượng từng loại giấy. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt việc in ấn, bạn nên chọn đúng giấy của nhà sản xuất.
Nếu chất lượng giấy tốt mà khi in, màu sắc của hình ảnh có phần nhạt đi, rất có thể hộp mực của bạn đang bị khô do sử dụng lâu năm hoặc đã hết thời gian sử dụng. Do đó, để đảm bảo chất lượng, bạn nên sử dụng mực in đều đặn và thay mực khi đã hết hạn dùng.
9. Máy quét không làm việc
Các loại máy in đa chức năng (Multifunction Printers - MFP) cũng được sử dụng khá nhiều. Nếu máy không thức hiện được lệnh quét (scan), bạn hãy kiểm tra lại các kết nối như Wi-Fi, sau đó là các phần mềm MFP trên máy tính bởi nó có thể bị hỏng. Nếu những cách trên đều không được, có thể thiết bị đang bị hỏng phần cứng và bạn nên liên lạc với nhà sản xuất để nhận được sự trợ giúp.
10. Hình ảnh quét chất lượng thấp
Chất lượng hình ảnh trong các máy in đa chức năng (MFP) thường có sự khác nhau, phụ thuộc vào các thiết lập của bạn và một số máy cũng hỗ trợ công cụ chỉnh sửa hình ảnh. Để đảm bảo chất lượng, bạn nên chọn đúng định dạng của hình ảnh hỗ trợ cho việc in ấn (thông thường là PDF và JPEG). Mặt khác, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ trong phần mềm có sẵn để chỉnh lại sao cho bức hình đẹp nhất.
Bài viết khác
0 nhận xét:
Đăng nhận xét